Trong bài viết dưới đây, đại học từ xa Trường Đại học mở Hà Nội sẽ liệt kê cho bạn một số nghề nghiệp thú vị đối với ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, đồng thời giúp bạn làm quen với các triển vọng việc làm khác nhau mà ngành này đòi hỏi.

1. Giới thiệu về ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành

Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành được biết đến với những cơ hội nghề nghiệp và những đặc quyền mà nó đi kèm. Đây là một trong những ngành phát triển nhanh nhất với những cơ hội mà người ta có thể khám phá và mong đợi. Nó không chỉ có nhiều cơ hội việc làm mà còn có những triển vọng thú vị trong tương lai cho người học.

Giới thiệu về ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
Giới thiệu về ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành

2. Một số vị trí nghề nghiệp ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành

2.1. Quản lý tour du lịch

Người quản lý tour giám sát người đặt tour, hướng dẫn viên, tài xế xe buýt du lịch và nhân viên tiếp thị cho một công ty du lịch. Họ lên lịch làm việc theo ca cho hướng dẫn viên du lịch, phát triển các chiến lược tiếp thị để tăng lượng đặt tour và xem xét các đánh giá của khách du lịch nhằm xác định cách họ có thể cải thiện trải nghiệm tổng thể của công ty sao cho tốt hơn.

Ngoài ra, họ cũng có thể trực tiếp tham gia tour du lịch cùng khách hàng, lên các kế hoạch hoạt động nhằm giúp khách hàng nhận được những dịch vụ tốt nhất.

Xem thêm >>> Ngành Quản trị khách sạn: Những thông tin quan trọng cần biết

2.2. Điều phối viên kinh doanh khách sạn

Điều phối viên kinh doanh khách sạn làm việc cho các khách sạn, giúp tạo và quản lý các chiến lược tiếp thị và dịch vụ khách hàng của họ. Họ cũng làm việc với một nhóm điều phối viên bán hàng và quản lý khách sạn để nghiên cứu biện pháp tăng lượng đặt phòng và giữ chân khách hàng.

Họ có thể hợp tác với các công ty du lịch để lên kế hoạch sắp xếp phòng cho lượng khách của mỗi tour cũng như đưa ra những hoạt động trải nghiệm thú vị cho khách đặt phòng tại đơn vị của mình. Ngoài ra, họ thực hiện thiết kế các ưu đãi đặc biệt, tạo chiến lược xây dựng thương hiệu và quảng cáo cũng như theo dõi khách sau khi họ trả phòng.

2.3. Quản lý của các khu nghỉ dưỡng

Quản lý khu nghỉ dưỡng (resort) thực hiện giám sát các hoạt động hàng ngày tại các cơ sở nghỉ dưỡng. Họ thường giám sát các hoạt động vệ sinh, tài chính, dịch vụ trải nghiệm của khách hàng và tài liệu tiếp thị của khu nghỉ mát. Họ quản lý các bộ phận khác nhau để hỗ trợ bảo trì chung và đảm bảo tỷ lệ hài lòng của khách hàng luôn ở mức cao.

Công việc quản lý các khu nghỉ dưỡng
Công việc quản lý các khu nghỉ dưỡng

2.4. Giám đốc bộ phận buồng phòng

Giám đốc bộ phận buồng phòng làm việc cho khách sạn, tàu du lịch hoặc khu nghỉ dưỡng và quản lý nhân viên dọn phòng của khách sạn. Họ duy trì cơ sở vật chất sạch sẽ cho tất cả khách bằng cách thuê và đào tạo nhân viên dọn phòng cũng như giám sát hàng tồn kho, bao gồm đồ dùng vệ sinh, khăn tắm, ga trải giường và các tiện nghi dành cho khách.

Giám đốc bộ phận buồng phòng có thể hợp tác với điều phối viên kinh doanh khách sạn và quản lý của các khu resort để lên những kế hoạch giúp cho trải nghiệm của khách hàng trở nên tốt hơn.

2.5. Hướng dẫn viên du lịch

Hướng dẫn viên du lịch sẽ dẫn dắt khách hàng tới những trải nghiệm dịch vụ du lịch tốt nhất ở khắp nơi trên thế giới. Họ gặp khách hàng để thảo luận về các lựa chọn du lịch của họ tới một điểm đến và xác định, liên kết với các đơn vị, bộ phận khác hỗ trợ khách hàng trước những vấn đề như hộ chiếu, trang phục, dịch vụ ăn uống, vé máy bay giảm giá, chuẩn bị đặt phòng… để giúp cho khách hàng có trải nghiệm vui chơi giải trí tốt nhất.

Xem thêm >>> Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành – Ngành học “Siêu Hot” hiện nay

2.6. Quản lý sân bay

Người quản lý sân bay hoặc người quản lý hàng không đảm bảo tất cả các hoạt động tại sân bay của tất cả các hãng hàng không tại sân bay đó tuân theo quy định và hướng dẫn của Cục hàng không Việt Nam. Họ thuê và đào tạo nhân viên sân bay, đồng thời giám sát các hoạt động liên quan đến an ninh, dịch vụ khách hàng và các tiện nghi dành cho khách hàng, bao gồm cả các nhà hàng tại chỗ.

Quản lý sân bay
Quản lý sân bay

2.7. Giám đốc dịch vụ ăn uống

Giám đốc dịch vụ ăn uống làm việc cho các khách sạn, các khu du lịch trên biển và các cơ sở lưu trú khác để giám sát hoạt động dịch vụ ăn uống cho khách. Nhiệm vụ công việc của họ bao gồm xây dựng ngân sách dự trữ và cung cấp thực phẩm, chuyển thông tin đến các bộ phận quản lý thực phẩm, đồ uống và nhân viên nhà bếp, đồng thời phê duyệt các ý tưởng về thực đơn và đồ uống cũng như đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm cũng như hương vị của mỗi món ăn.

Kết luận

Trên đây là một số ngành nghề mà bạn có thể tham khảo và cân nhắc lựa chọn sau khi tham gia học tập ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành. Có thể thấy, ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành có cơ hội nghề nghiệp rất cao và đa dạng trên mọi lĩnh vực.

Nếu bạn là sinh viên của ngành này hoặc nếu bạn đang có kế hoạch học trong lĩnh vực này và đang tìm kiếm những thông tin cần thiết trước khi đầu tư tương lai của bạn vào đó, thì đây là một số lựa chọn công việc mà bạn có thể cân nhắc.

Hiện nay chương trình đào tạo từ xa ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành của Trường Đại học mở Hà Nội đã bắt đầu tiến hành tổ chức tuyển sinh. Để tìm hiểu thông tin chi tiết hơn về chương trình học này, bạn hãy liên hệ 0907 970 678 để được tư vấn viên hỗ trợ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *