Trong bối cảnh thế giới đang ngày càng liên kết toàn cầu, lĩnh vực điện tử viễn thông đóng một vai trò quan trọng trong việc kết nối và mang lại những tiện ích đáng kể cho xã hội hiện đại. Có lẽ bạn đang ngồi đọc bài viết này thông qua một thiết bị điện tử, từ những cuộc gọi điện thoại không giới hạn đến sự phát triển của Internet và khả năng tương tác thông minh của các thiết bị, các chuyên ngành điện tử viễn thông đã thay đổi cách chúng ta giao tiếp, làm việc và trải nghiệm cuộc sống hàng ngày. Trong bài viết này, EHOU sẽ dẫn bạn tìm hiểu những chuyên ngành của điện tử viễn thông từ đó hiểu rõ hơn về ngành này.
Nội Dung Bài Viết
1. Điện tử viễn thông là ngành gì?
Điện tử viễn thông là ngành sử dụng những công nghệ, kỹ thuật tiên tiến để tạo nên các thiết bị cáp, vệ tinh, thiết bị điện tử như điện thoại, máy thu hình, máy tính cá nhân…Mục đích là xây dựng hệ thống mạng thông tin liên lạc trên toàn cầu. Đồng thời hỗ trợ việc trao đổi thông tin diễn ra một cách tiện lợi trong nhiều điều kiện thời gian và không gian khác nhau.

Sinh viên sau khi được đào tạo sẽ có kỹ năng và đảm nhận một số công việc như:
- Thiết kế: Phần mềm, linh kiện hay hệ thống cho các ứng dụng công nghiệp, thương mại, khoa học, quân sự, y tế….
- Xây dựng: Quy trình bảo trì hoặc thử nghiệm các thiết bị điện tử.
- Kiểm tra: Đánh giá lại hệ thống và đề xuất sửa đổi hoặc sửa chữa các thiết bị.
Xem thêm >>> Con gái có nên học ngành Thương mại điện tử không?
2. Các chuyên ngành của điện tử viễn thông
Hiện nay, Điện tử viễn thông được chia thành 4 chuyên ngành chính. Tuy nhiên, chương trình đào tạo như thế nào sẽ phụ thuộc vào từng trường đại học, cao đẳng.
Chuyên ngành điện tử
Đây là một trong các chuyên ngành của Điện tử viễn thông mà bạn nên nắm được. Khi theo học chuyên ngành Điện tử bạn sẽ được hiểu sâu về công nghệ, điện tử, vi cơ điện tử, điện tử nano… Sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực âm thanh, hình ảnh cũng sẽ góp một phần quan trọng trong ngành Điện tử viễn thông như: Điều chỉnh âm độ của các thiết bị thu âm, thiết kế nên các trang thiết bị nghe nhìn chất lượng…
Chuyên ngành máy tính và hệ thống nhúng
Sinh viên học chuyên ngành này sẽ được trang bị các kiến thức về kiến trúc bộ xử lý và máy tính, giao tiếp, hệ điều hành và thu nhập dữ liệu, hệ thống nhúng…
Chuyên ngành Viễn thông và mạng
Khi sinh viên theo đuổi chuyên ngành này sẽ được học sâu về dữ liệu mạng và truyền thống. Đồng thời hiểu rõ về truyền thông quan, truyền thông không dây, di động, thiết kế cao tần và không dây, an ninh mạng, cơ sở dữ liệu…

Học chuyên ngành viễn thông và mạng bạn không chỉ làm chủ những thiết bị truyền tin trên toàn cầu như hệ thống truyền tin không dây, cáp quang… mà còn hiểu rõ được các hoạt động của những thiết bị định tuyến, chuyển mạch tổng đài. Nhờ đó, việc liên lạc giữa hàng tỷ người trên thế giới sẽ diễn ra chính xác hơn.
Chuyên ngành Điện tử – Y sinh
Các bạn sinh viên ngành Điện tử – Y sinh sẽ được trang bị các kiến thức về đo đạc cũng như xử lý tín hiệu của các thiết bị phần mềm. Những thiết bị điện tử, máy móc trong lĩnh vực y tế, sinh học đều cần sự hiện diện của những kỹ sư Điện tử viễn thông.
Những căn bệnh khó khăn trong việc chẩn đoán hiện nay đã trở nên dễ dàng hơn nhờ có các thiết bị máy móc hiện đại. Với chuyên ngành này, sinh viên sẽ được đào tạo khối kiến thức cơ bản về kỹ thuật điện tử sau đó chuyển sang ngành điện tử y sinh.
Trong quá trình học tập, sinh viên được thực tập tại các phòng thí nghiệm tại trường. Đồng thời được tham quan và thực tập tại bệnh viện, viện nghiên cứu. Sau khi tốt nghiệp, học viên có thể làm việc tại các phòng vật tư thiết bị điện tử trong bệnh viện hoặc các công ty trang thiết bị y tế trong nước, nước ngoài.
Xem thêm >>> Học ngành Điện tử Viễn thông làm gì khi ra trường & Tố chất cần thiết
3. Ngành điện tử viễn thông ra trường làm gì?
Theo các chuyên gia phân tích về nhu cầu nhân lực trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay. Các chuyên ngành của Điện tử viễn thông có tiếng nói riêng và được đánh giá cao về nhu cầu nhân lực. Sau khi được đào tạo bài bản, sinh viên ra trường có thể đảm nhận một số vị trí như:

- Kỹ thuật viên viễn thông: Làm công việc sửa chữa, bảo trì thiết bị viễn thông. Nhiệm vụ chính bao gồm việc lắp đặt mạng, khắc phục sự cố mất điện, kiểm tra mạch và chuẩn bị hồ sơ lắp đặt.
- Chuyên viên phân tích dữ liệu: Các nhà phân tích dữ liệu sẽ làm việc với các tổ chức nhằm thu thập thông tin, phân tích một lượng lớn dữ liệu để đưa ra được các giải pháp hiệu quả.
- Chuyên viên viễn thông: Nhiệm vụ chính là đưa ra các khuyến nghị về các phần mềm, phần cứng viễn thông. Đồng thời thực hiện việc giám sát các chức năng máy móc và hệ thống. Chuyên viên cũng cần phải triển các chính sách, lên chiến lược, thủ tục có liên quan đến việc phân tích sử dụng hệ thống viễn thông cho một tổ chức.
Ngoài ra, sinh viên ngành Điện tử viễn thông còn có thể làm kỹ sư dẫn truyền, quản trị mạng, kỹ sư phát triển ứng dụng di động, giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng, cơ sở đào tạo về chuyên ngành Điện tử viễn thông,…
4. Trường đào tạo đại học từ xa ngành điện tử viễn thông
Hiện nay, Việt Nam có nhiều trường đào tạo chuyên ngành này cho thí sinh lựa chọn theo cả 2 hình thức học chính quy và đào tạo từ xa. Nếu bạn muốn học hệ từ xa có thể tham khảo và lựa chọn Trường Đại học Mở Hà Nội.
Hình thức học này sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí, thời gian. Chủ động trong việc lựa chọn thời gian, địa điểm học.Khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ nhận được tấm bằng có giá trị tương đương bằng đại học chính quy. Do đó, bạn có thể yên tâm vừa học, vừa làm.
5. Kết luận
Trên đây là những thông tin về các chuyên ngành của Điện tử Viễn thông cùng cơ hội nghề nghiệp liên quan. Hy vọng rằng các thông tin này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về lĩnh vực này và định hướng cho tương lai của mình. Chúc bạn may mắn trong học tập và sự nghiệp!