Hiểu rõ cơ hội việc làm ngành Tài chính ngân hàng trong tương lai chính là yếu tố quan trọng giúp thí sinh đưa ra được quyết định phù hợp khi theo học. Nếu bạn cũng đang quan tâm tới vấn đề này đừng bỏ qua những thông tin quan trọng mà chúng tôi chia sẻ dưới đây.
Nội Dung Bài Viết
1. Tài chính ngân hàng gồm những chuyên ngành nào?
Tài chính ngân hàng là một ngành học khá rộng có liên quan tới tất cả các dịch vụ tài chính, lưu thông, vận hành tiền tệ. Tài chính ngân hàng được chia thành nhiều chuyên ngành khác nhau như:
Chuyên ngành Ngân hàng.
Đây là ngành nghề tài chính phục vụ cho các công việc kinh doanh với những hoạt động có liên quan tới việc vay mượn, lưu trữ, thanh toán và chuyển khoản, đầu tư, bảo hiểm và các dịch vụ tài chính khác. Hiện nay, ngành Ngân hàng đã phát triển mạnh mẽ trong các nền kinh tế trên toàn thế giới.

Ngân hàng có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn tài chính cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng. Những môn học tiêu biểu của chuyên ngành này thư: Đầu tư, tài chính doanh nghiệp, kế toán, Quản lý rủi ro tín dụng và các môn học liên quan tới quản lý ngân hàng.
Xem thêm >>> Review ngành luật Kinh tế Trường Đại học Mở Hà Nội hệ đào tạo từ xa
Tài chính doanh nghiệp
Đây là chuyên ngành có liên quan tới việc quản lý và sử dụng những nguồn tài chính trong doanh nghiệp. Mục đích là kinh doanh và tối đa hóa lợi nhuận.
Tài chính doanh nghiệp thường bao gồm các hoạt động có liên quan tới chi phí, thu nhập, đầu tư, quản lý rủi ro tài chính. Chuyên ngành này còn được sử dụng để phân tích và đưa ra các quyết định liên quan tới vay nợ, phân phối lợi nhuận và tài trợ cho hoạt động kinh doanh.
Quản lý tài chính công
Chuyên ngành này sẽ tập trung vào quá trình quản lý các nguồn tài chính và hoạt động tài chính của tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp… Chúng bao gồm các hoạt động lập kế hoạch tài chính, quản lý ngân sách, quản lý dòng tiền, kiểm soát chi phí, tài sản và đánh giá hiệu quả, quản lý rủi ro tài chính…
Tài chính quốc tế
Tài chính quốc tế là lĩnh vực liên quan tới đầu tư, hoạt động thương mai qua biên giới quốc gia. Chuyên ngành này sẽ tập trung vào các khía cạnh như quản lý các hệ thống tài chính toàn cầu, rủi ro tài chính quốc tế, ngân sách, lãi suất và tỷ giá ngoại tệ.
Các chuyên gia tài chính quốc tế sẽ có vai trò quan trọng trong việc giúp các tổ chức, công ty quyết định đầu tư và quản lý rủi ro có liên quan tới tỷ giá. Đồng thời nắm rõ các yếu tố tài chính khác.
Thuế
Chuyên ngành này sẽ nghiên cứu về hệ thống thuế của một quốc gia. Chúng bao gồm các công việc thu thuế và quản lý thuế.
Thuế sẽ liên quan tới các luật thuế, quy định thuế, cơ chế cũng như các thủ tục liên quan tới thuế. Các chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực này sẽ phải đưa ra các giải pháp và đề xuất thay đổi chính sách nhằm tăng tính minh mạch và công bằng trong hệ thống thuế.
Đầu tư tài chính
Đây là lĩnh vực quan trọng trong kinh tế và quản lý sử dụng tài sản và nguồn vốn để đầu tư vào các công cụ tài chính. Chúng bao gồm trái phiếu, chứng khoán, bất động sản và nhiều sản phẩm tài chính khác. Để có thể thành công trong lĩnh vực này, bạn cần có kiến thức về phân tích thị trường tài chính và định giá tài sản, kỹ năng đưa ra quyết định đầu tư.
2. Cơ hội việc làm ngành Tài chính ngân hàng như thế nào?
Trước khi quyết định theo học một ngành nào đó chắc hẳn bạn sẽ tìm hiểu về cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp. Những chuyên ngành có cơ hội việc làm cao sẽ thu hút được nhiều thí sinh đăng ký theo học. Có thể thấy cơ hội việc làm ngành Tài chính ngân hàng tương đối mở rộng. Sau khi ra trường bạn có thể xin vào làm tại các tổ chức, công ty với các vị trí như:

- Chuyên viên tài chính với các công việc cụ thể như thiết kế, phân tích, quản lý các giải pháp tài chính cho doanh nghiệp.
- Nhân viên ngân hàng hỗ trợ khách hàng thực hiện các dịch vụ về ngân hàng, tài chính.
- Kế toán viên cũng là công việc bạn có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp Tài chính ngân hàng.
- Một số sinh viên lựa chọn vị trí quản lý rủi ro tài chính. Công việc chủ yếu là đưa ra các giải pháp quản lý rủi ro tài chính cho các tổ chức.
- Chuyên viên tài chính phân tích tài chính và đưa ra các quyết định kinh doanh.
Xem thêm >>> Tài chính Ngân hàng: Những thông tin quan trọng bạn cần phải biết
3. Chương trình đào tạo từ xa ngành Tài chính ngân hàng
Chương trình đào tạo từ xa ngành Tài chính ngân hàng Trường Đại học Mở đào tạo các kỹ năng kiến thức cơ bản trong lĩnh vực Tài chính ngân hàng, kế toán. Do đó, nếu bạn đang có nhu cầu học ngành này để phục vụ cho công việc nhưng không có nhiều thời gian, bận làm hãy tham khảo chương trình đào tạo này.

Chương trình bao gồm các môn học về ngân hàng, tài chính doanh nghiệp, kế toán, quản lý tài chính, đầu tư, phân tích thị trường tài chính… Do đó, bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi theo học tại đây.
Sinh viên ra trường luôn được các nhà tuyển dụng đánh giá cao về chất lượng. Cơ hội việc làm ngành Tài chính ngân hàng tương đối mở rộng sau khi kết thúc chương trình học.
Như vậy, có thể thấy cơ hội việc làm ngành Tài chính ngân hàng trong tương lai mở rộng. Sinh viên khi tốt nghiệp có thể dễ dàng tìm được cho mình một công việc như ý. Nếu bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn về chương trình đào tạo từ xa hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số 0907.970.678.