Kế toán doanh nghiệp là một trong những vị trí có vai trò quan trọng đối với các tổ chức, công ty. Nếu bạn đang có ý định theo đuổi lĩnh vực này đừng bỏ qua những thông tin chúng tôi chia sẻ trong bài viết dưới đây.

1. Thế nào là kế toán doanh nghiệp?

Kế toán doanh nghiệp là bộ phận có trách nhiệm thu thập và xử lý, kiểm tra, phân tích tài chính, thông tin kinh tế, hiện vật và thời gian lao động tại các doanh nghiệp, công ty. Về cơ bản, kế toán doanh nghiệp được phân thành 2 loại đó là:

Kế toán doanh nghiệp có vai trò quan trọng đối với các tổ chức.
Kế toán doanh nghiệp có vai trò quan trọng đối với các tổ chức.
  • Kế toán quản trị: Đối với loại hình này sẽ chịu trách nhiệm tất cả những phát sinh trong thực tế của công ty để có thể đưa ra các số liệu chính xác đúng với tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
  • Kế toán thuế: Kế toán thuế sẽ có vai trò quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp vận hành đúng những quy định của pháp luật. Mục đích là đảm bảo cho doanh nghiệp, công thực thực hiện đầy đủ các trách nhiệm, nghĩa vụ với nhà nước. Ngoài ra, cần phải tiếp cận kịp thời những chính sách ưu đãi của nhà nước cho doanh nghiệp.

Công việc chủ yếu của kế toán sẽ bao gồm:

  • Có thể thấy, nhiệm vụ cơ bản nhất của loại hình kế toán này đó chính là kiểm tra, thu thập thông tin. Xác định tính hợp lệ của các chứng từ phát sinh trong quá trình hoạt động của các doanh nghiệp để làm cơ sở cho việc xử lý, tính toán, ghi nhận, hạch toán cũng như các công nợ của doanh nghiệp.
  • Kiểm tra, in ấn, hạch toán, trình ký và sắp xếp, lưu trữ một cách cẩn thận các chứng từ theo nguyên tắc kế toán.
  • Lập báo cáo tài chính, báo cáo quản trị theo định kỳ hoặc theo yêu cầu của lãnh đạo để phục vụ cho quá trình tiến lên của kế hoạch.
  • Kê khai, báo cáo thuế theo định kỳ tháng, quý để trình lên cơ quan thuế, nộp thuế, phát sinh vào ngân sách của nhà nước theo đúng hạn quy định.

Xem thêm >>> [Bật Mí] Kế toán nên học ở trường nào uy tín tại Hà Nội?

2. Thành phần của kế toán doanh nghiệp

Pháp luật hiện hành, quy định kế toán doanh nghiệp gồm có các thành phần sau:

  • Kế toán: Bao gồm kế toán nguyên vật liệu, hàng hóa, sản phẩm. Ngoài ra, còn có kế toán chi phí và hạch toán giá thành.
  • Giao dịch: Thực hiện việc quản lý, giám sát các giao dịch bằng tiền gửi, tiền mặt, tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình hoặc các giao dịch bằng ngoại tệ.
  • Hạch toán: Hạch toán được thực hiện với các đối tác có thể là người mua hoặc người bán. Tiến hành hạch toán cho người lao động.

3. Học kế toán doanh nghiệp ra làm gì?

Đối với hầu hết các tổ chức, doanh nghiệp, kế toán là một trong những bộ phận không thế thiếu. Chính vì vậy, nhu cầu tuyển dụng cho ngành này khá cao. Tốt nghiệp cầm trên tay tấm bằng cử nhân bạn có thể đảm nhận một số công việc tại các công ty chứng khoán, công ty kinh doanh bất động sản, ngân hàng… với các vị trí như:

Học kế toán doanh nghiệp có nhiều cơ hội việc làm khác nhau.
Học kế toán doanh nghiệp có nhiều cơ hội việc làm khác nhau.
  • Làm nhân viên phân tích báo cáo tài chính.
  • Nhân viên kế toán tổng hợp.
  • Nhân viên vị trí kế toán quản trị.
  • Nhân viên phụ trách một số mảng như tài sản cố định, thuế, lương, các khoản thu chi.
  • Quản trị tài chính cho doanh nghiệp.

Xem thêm >>> Đào tạo đại học từ xa: Thông tin quan trọng bạn nên biết

4. Yêu cầu cần có của kế toán doanh nghiệp

Sau khi biết được kế toán doanh nghiệp là gì, vị trí công việc sau khi tốt nghiệp bạn có đang thắc mắc về tố chất mà ngành này yêu cầu? Dưới đây là một số yêu cầu cụ thể của một nhân viên kế toán doanh nghiệp:

Làm tốt công việc kế toán cần có kiến thức chuyên môn sâu.
Làm tốt công việc kế toán cần có kiến thức chuyên môn sâu.
  • Nắm vững kiến thức, chuyên môn: Kế toán là một trong những công việc đòi hỏi phải có độ chính xác cao. Khi làm việc phải tuân thủ đúng những nguyên tắc kế toán cũng như quy định của pháp luật và thuế. Do đó, bạn cần phải nắm vững các kiến thức cùng với nghiệp vụ chuyên môn để tránh gặp phải những sai sót. Từ đó, đảm bảo không ảnh hưởng tới doanh nghiệp.
  • Nâng cao trình độ ngoại ngữ và tin học văn phòng: Những kỹ năng có liên quan đến tin học văn phòng, ngoại ngữ cũng sẽ là nền tảng vững chắc giúp bạn hoàn thành tốt công việc trong lĩnh vực này. Ngoại ngữ sẽ giúp người kế toán tiếp cận được với nguồn tài liệu tham khảo uy tín, chất lượng.
  • Cập nhật các quy định pháp luật thường xuyên: Bởi công việc này có liên quan mật thiết đến pháp luật. Do đó bạn cần phải cập nhật các quy định và thực hiện đúng nguyên tắc chính là điều bắt buộc.
  • Kỹ năng giao tiếp, đàm phán: Ngoài những tố chất nêu trên bạn cần trang bị thêm cho mình khả năng đàm phán và giao tiếp. Bởi khi có được tố chất này bạn có thể dễ dàng thuyết trình số liệu cho các lãnh đạo hoặc đưa ra được những đóng góp quan trọng cho doanh nghiệp của mình.
  • Làm việc nguyên tắc, có kỷ luật: Người làm kế toán cần có nguyên tắc và tuân thủ đầy đủ tính kỷ luật cao để đảm bảo hoàn thành công việc đang đảm nhận theo đúng quy định.

Hy vọng, với những thông tin nêu trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về kế toán doanh nghiệp. Nếu bạn còn bất cứ câu hỏi nào muốn được giải đáp ngay hãy liên hệ ngay với đại học từ xa qua số 0907.970.678 để được nhà trường tư vấn chi tiết hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *