Hiện nay, ngành Luật Kinh tế đang được rất nhiều thí sinh quan tâm và lựa chọn theo học. Tuy nhiên, vẫn có không ít bạn còn băn khoăn không biết rằng công việc sau khi tốt nghiệp ngành học này sẽ như thế nào? Liệu có cơ hội phát triển không? Bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc ngành Luật Kinh tế học ra làm gì và những môn học cần thiết!

1. Tìm hiểu về Luật Kinh tế

Luật Kinh tế là một trong những bộ phận của pháp luật về kinh tế. Đây là hệ thống những quy phạm pháp luật được nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình tổ chức và quản lý kinh tế của nhà nước với các tổ chức, doanh nghiệp.

Ngành Luật Kinh tế là gì
Ngành Luật Kinh tế là gì?

Luật kinh tế giúp giải quyết những vấn đề tranh chấp trong thương mại, kinh doanh để đảm bảo quy trình hoạt động giao thương cả trong nước và quốc tế. Luật Kinh tế điều chỉnh 2 nhóm quan hệ đó là:

  • Quan hệ giữa nhà nước với các cơ quan doanh nghiệp, quan hệ giữa các đơn vị doanh nghiệp với nhau phát sinh trong quá trình kinh doanh.
  • Quan hệ giữa các bộ phận với nhau trong cùng một doanh nghiệp.

Xem thêm >>> Ngành kế toán học những môn gì? Đào tạo thế nào?

2. Ngành Luật Kinh tế học những gì?

Sinh viên được trang bị đầy đủ kiến thức chuyên môn về ngành Luật Kinh tế
Sinh viên được trang bị đầy đủ kiến thức chuyên môn về ngành Luật Kinh tế

Đối với sinh viên ngành luật sẽ được cung cấp đầy đủ những kiến thức về những bộ môn sau:

  • Luật dân sự.
  • Luật hành chính.
  • Luật hiến pháp.
  • Luật tố tụng dân sự.
  • Luật sở hữu trí tuệ.
  • Luật lao động.
  • Luật môi trường.
  • Luật đầu tư.
  • Pháp luật về doanh nghiệp.
  • Luật cạnh tranh.
  • Nghĩa vụ bồi thường và thiệt hại ngoài hợp đồng.
  • Quản trị doanh nghiệp.
  • Pháp luật về đầu tư xây dựng.
  • Thủ tục đăng ký doanh nghiệp và thủ tục đầu tư khi học Luật Kinh tế, sinh viên sẽ được cung cấp các kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về thực tiễn pháp lý, pháp luật, pháp luật trong kinh doanh. Đồng thời nắm bắt được khả năng xử lý, nghiên cứu những vấn đề pháp lý đặt ra trong thực tiễn hoạt động kinh doanh của công ty, quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp.

Sinh viên sẽ được trang bị đủ các kiến thức nền tảng về thể chế pháp luật, kiến thức về vai trò của pháp luật trong công ty, doanh nghiệp, đánh giá, xây dựng, hoàn thiện thể chế pháp luật….

3. Học Luật Kinh tế ra làm gì?

Với tấm bằng cử nhân Luật trên tay, sinh viên sẽ có cơ hội nhận đa dạng các công việc như:

Học Luật Kinh tế sau khi tốt nghiệp có thể làm chuyên viên tư vấn pháp lý
Học Luật Kinh tế sau khi tốt nghiệp có thể làm chuyên viên tư vấn pháp lý
  • Chuyên viên tư vấn pháp lý, pháp luật cho các công ty, doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và xã hội.
  • Chuyên viên thực hiện các công việc cung cấp dịch vụ pháp lý của luật sư hoặc người hành nghề trong các doanh nghiệp dịch vụ pháp luật.
  • Nghiên cứu giảng dạy trong nhà trường về pháp luật kinh tế.
  • Chuyên viên hành pháp, lập pháp, tư pháp các cơ quan nhà nước các cấp.
  • Để có thể nắm bắt được những cơ hội này, bạn cần phải trang bị cho mình những kiến thức chuyên ngành và kỹ năng mềm. Đây là những yếu tố quan trọng không thể thiếu đối với sinh viên ngành Luật Kinh tế.

Nếu bạn đang muốn vừa làm vừa học để có thêm tấm bằng đại học hãy tham khảo và lựa chọn hình thức đào tạo từ xa ngành Luật Kinh tế tại Trường Đại học Mở Hà Nội. Khi theo học chương trình này bạn sẽ linh hoạt, chủ động trong việc sắp xếp thời gian học, việc xét tuyển đơn giản, nhanh chóng. Bên cạnh đó, bạn còn tiết kiệm được chi phí, thời gian.

Hy vọng, với những thông tin trong bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành Luật Kinh tế. Đây sẽ là một tiền đề quan trọng, giúp bạn hiểu sâu hơn và có được quyết định chính xác nhất. Nếu bạn cần tư vấn chi tiết hơn về chương trình đào tạo từ xa vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 0907.970.678.

Xem thêm >>> Tầm quan trọng của đào tạo từ xa trong giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *