Ngành Luật có tính ứng dụng cao trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Do đó, cơ hội nghề nghiệp của ngành này tương đối đa dạng. Vậy sinh viên sau khi ra trường có thể đảm nhận những công việc nào?
Nội Dung Bài Viết
1. Tìm hiểu về các ngành Luật
Luật hay Luật học là các thuật ngữ dùng để chỉ ngành khoa học chuyên nghiên cứu về luật pháp. Ngành này sẽ bao gồm những hoạt động nghiên cứu và học tập về pháp luật. Khi theo học sinh viên sẽ được tìm hiểu và tiếp thu kiến thức ở hầu hết các lĩnh vực như: Luật dân sự, hình sự, luật kinh tế, luật lao động, luật hôn nhân gia đình, luật thương mại,… các tranh chấp, khiếu nại…

Đối với trình độ đại học, ngành Luật được phân thành nhiều chuyên ngành khác nhau như:
- Luật thương mại: Đối với chuyên ngành này sinh viên sẽ được học những kiến thức có liên quan đến thuế, tài chính… Các môn học về luật thương mại quốc tế, luật doanh nghiệp, luật phá sản, luật đầu tư cạnh tranh…
- Luật dân sự: Chuyên về lĩnh vực dân sự như thừa kế, hợp đồng lao động, hợp đồng dân sự, luật hôn nhân gia đình… Các môn học bao gồm có: Luật đất đai, luật sở hữu trí tuệ, luật lao động, luật môi trường, luật tố tụng dân sự…
- Luật quốc tế: Với chuyên ngành này sẽ gồm có 3 mảng kiến thức cơ bản đó chính là tư pháp quốc tế, công pháp quốc tế, thương mại quốc tế. Ngành này sẽ trang bị cho sinh viên những kiến thức liên quan đến chức năng đối ngoại của nhà trường trong quan hệ quốc tế, kỹ năng lựa chọn và vận dụng luật pháp trong những hợp đồng thương mại.
- Luật hành chính: Sinh viên khi theo học ngành này sẽ phải tìm hiểu về lý luận nhà nước và pháp luật, hoạt động của bộ máy nhà nước, cơ cấu tổ chức hành chính. Một số môn học tiêu biểu của luật hành chính như quyền công dân, quyền con người, pháp luật về công chức viên chức, luật hành chính và kinh tế thị trường…
- Luật hình sự: Ngành học này sẽ tập trung và các vấn đề như tâm lý học tư pháp, tội phạm học, tâm thần học tư pháp, trách nhiệm hình sự và hình phạt, thủ tục các vụ án hình sự…
- Quản trị luật: Đây là chuyên ngành trang bị cho sinh viên những kiến thức về kinh doanh quản trị có liên quan đến công ty, doanh nghiệp. Một số môn học tiêu biểu có thể kể đến như pháp luật về chủ thể kinh doanh, luật tố tụng hành chính, luật cạnh tranh thương mại quốc tế…
Xem thêm >>> Đào tạo đại học từ xa là như thế nào? Giải đáp từ A-Z
2. Top 5 công việc hot của ngành Luật
Ngành Luật luôn có cơ hội việc làm rộng mới với nhiều vị trí khác nhau cùng mức lương hấp dẫn. Tương lai, sau khi tốt nghiệp, bạn có thể làm việc tại một số vị trí như:
Luật sư
Sau khi học xong ngành Luật bạn có thể trở thành luật sư. Đây là một chuyên gia về lĩnh vực pháp lý được đào tạo nhằm cung cấp các dịch vụ có liên quan tới vấn đề tư vấn và đại diện cho khách hàng khi liên quan tới pháp lý.

Những luật sư có thể đại diện cho tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong những vụ kiện. Đồng thời, thực hiện các thủ tục pháp lý hay soạn thảo văn bản, hợp đồng, giải quyết vấn đề có liên quan đến quyền lợi, sở hữu trí tuệ của khách hàng.
Công tố viên – kiểm sát viên
Học ngành Luật ra bạn có thể đảm nhận vị trí công tố viên – kiểm soát viên. Công việc chính là kiểm soát, ngăn chặn những gian lận. Bên cạnh đó còn chịu trách nhiệm xử lý vi phạm, đưa ra khuyến nghị nhằm cải thiện, hỗ trợ điều tra và đào tạo nhân viên.
Công chứng viên
Đây là người đại diện cho Nhà nước trong vấn đề xác nhận tính đúng đắn, chính xác của những giấy tờ, tài liệu pháp lý. Công việc chính của công chứng viên đó chính là đóng dấu, ký và lưu trữ những giấy tờ, tài liệu về quyền sử dụng đất, giấy tờ tùy thân…
Xem thêm >>> [Giải đáp] Ngành Luật Kinh tế học trường nào chất lượng?
Thẩm phán
Thẩm phán là những người làm việc tại các tòa án, chuyên nhân danh nhà nước để xử lý các vụ án. Thẩm phán sẽ có quyền quyết định các hình thức xử lý đối với những hành vi vi phạm pháp luật. Thẩm phán đưa ra những quyết định khi phán xử, những người có liên quan phải thực hiện nghiêm túc. Nếu không sẽ nhận được sự cưỡng chất thi hành từ nhà nước.
Giảng viên ngành Luật
Để có thể đảm nhiệm vị trí này bạn cần có chuyên môn và kiến thức vững vàng về các lĩnh vực pháp lý bao gồm cả hình sự, dân sự, lao động, tư pháp… Bên cạnh đó, bạn nên có khả năng truyền đạt thông tin hiệu quả để giúp sinh viên dễ dàng tiếp thu kiến thức và áp dụng chúng vào thực tiễn.
3. Top những trường đào tạo ngành Luật chất lượng
Trường Đại học Mở Hà Nội đào tạo ngành Luật.
Hiện nay, có rất nhiều trường đào tạo ngành Luật để đáp ứng nhu cầu học tập của mọi người như:
- Trường Đại học Kinh tế quốc dân.
- Trường Đại học Mở Hà Nội.
- Trường Đại học Luật Hà Nội.
- Trường Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Trường Đại học Tôn Đức Thắng.
….….
Những trường này đều có chương trình giảng dạy chất lượng cùng với độ ngũ giảng viên giỏi, cơ sở vật chất hiện đại, đa dạng khóa học cho sinh viên. Ngoài ra, cũng có nhiều trường lên phương án tuyển sinh đào tạo từ xa ngành Luật, trong đó phải kể đến Trường Đại học Mở Hà Nội.

Chương trình học cung cấp đầy đủ những kiến thức, kỹ năng cần thiết giúp học viên nắm được các vấn đề liên quan tới kinh tế, thương mại, doanh nghiệp, tài chính… Dưới hình thức học tập này, sinh viên còn tiết kiệm thời gian, chi phí và chủ động trong việc sắp xếp lịch học.
Sau khi kết thúc khóa học, sinh viên sẽ nhận được tấm bằng cử nhân có giá trị tương đương với bằng đại học chính quy. Bạn có thể tìm việc học lên cao hay thi công chức nhà nước theo đúng quy định.
Có thể thấy, khi theo học ngành Luật mang đến rất nhiều lợi ích cho sinh viên. Cơ hội việc làm rộng mở và bản thân cũng sẽ có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển của đất nước. Nếu bạn quan tâm tới hình thức đào tạo từ xa hãy nhanh chóng liên hệ với chúng tôi qua hotline 0907.970.678.