Logistics và thương mại điện tử là hai lĩnh vực phát triển nhanh chóng và tiềm năng. Cả hai lĩnh vực đều đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế hiện đại và có ảnh hưởng sâu rộng đến công việc và sự phát triển kinh doanh. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa ngành logistics và thương mại điện tử, cũng như cân nhắc lựa chọn giữa hai ngành nghề này dựa trên nhu cầu và mục tiêu cá nhân.
Nội Dung Bài Viết
1. Logistics
Logistics là lĩnh vực quản lý các hoạt động liên quan đến vận chuyển, lưu kho và quản lý hàng hóa một cách hiệu quả. Nó đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng và bao gồm các hoạt động lập kế hoạch cho việc vận chuyển hàng hóa từ nơi này đến nơi khác, quản lý dòng chảy của các sản phẩm qua chuỗi cung ứng, tối ưu hóa các quy trình liên quan đến lưu kho và giao nhận. Với vai trò quan trọng của mình, ngành logistics đảm bảo hàng hóa đi đúng địa điểm, đúng thời điểm và đúng cách để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

1.1 Logistics học gì?
Khi học ngành này bạn sẽ được học về quản lý điều hành vận tải, tổ chức giao dịch thương mại (trong nước và quốc tế), dịch vụ logistics, quản lý kho và lưu trữ, quản trị kinh doanh logistics, kỹ thuật vận tải, phân tích dữ liệu và công nghệ thông tin trong logistics, và quản lý dự án logistics.
Công việc trong ngành logistics có thể có ở nhiều lĩnh vực khác nhau bao gồm sản xuất, bán lẻ, vận chuyển, y tế, và nhiều ngành công nghiệp khác. Mức lương cũng có thể khá cao trong lĩnh vực này, đặc biệt là với những chuyên gia có kinh nghiệm và kiến thức chuyên sâu về quản lý chuỗi cung ứng và logistics.
1.2 Cơ hội việc làm logistics
Cơ hội việc làm trong ngành logistics có thể xuất hiện ở các vị trí như quản lý chuỗi cung ứng, chuyên viên logistics, quản lý kho, nhân viên vận chuyển và nhiều vị trí khác liên quan đến quản lý và vận hành chuỗi cung ứng.
Với tình hình kinh tế ngày càng toàn cầu hóa, ngành logistics hiện đang tìm kiếm các chuyên gia có kỹ năng và kiến thức vững về quản lý chuỗi cung ứng và logistics, do đó tạo nên cơ hội lớn cho những người muốn phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực này.
1.3 Nhu cầu nhân lực ngành logistics
Theo dự báo của Viện Nghiên cứu và Phát triển Logistics Việt Nam, đến năm 2030, ngành logistics cần thêm khoảng 2,2 triệu nhân viên, trong đó khoảng 200.000 nhân lực chất lượng cao với bằng cấp chứng chỉ chuyên môn, năng lực ngoại ngữ và kỹ năng nghiệp vụ.

Hiện nay, trên toàn quốc có khoảng 30.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics, trong đó, TP.HCM chiếm khoảng 54% và có khoảng 4.000 công ty logistics chuyên nghiệp cung cấp dịch vụ kết nối quốc tế. Tuy nhiên, ngành logistics Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là vấn đề về nhân lực. Hiện tại, nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành dịch vụ logistics còn rất thiếu. Chúng ta đang thiếu cả số lượng và chất lượng nhân lực chuyên nghiệp. Hiện tại, Việt Nam chỉ có khoảng 200.000 nhân viên chuyên nghiệp trong tổng số gần 1 triệu người.
Xem thêm: Lương ngành Thương mại điện tử bao nhiêu?
2. Thương mại điện tử
Thương mại điện tử (e-commerce) là lĩnh vực kinh doanh thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua internet và các hệ thống mạng điện toán. Đây là một phần không thể thiếu của nền kinh tế số hiện đại, giúp cho người tiêu dùng có thể mua sắm trực tuyến và doanh nghiệp tiếp cận đến thị trường toàn cầu dễ dàng hơn. Trong các hoạt động thương mại điện tử, bao gồm mua bán hàng hóa, trao đổi dịch vụ, khuyến mãi, thanh toán trực tuyến và quản lý chuỗi cung ứng.
2.1 Thương mại điện tử đào tạo những gì?
Khi theo học ngành Thương mại điện tử bạn sẽ được đào tạo các kiến thức chuyên sâu về kinh tế, cách vận hành hoạt động buôn bán trên mạng internet. Đồng thời, được học về các nghiệp vụ kinh doanh, sử dụng thành thạo các công cụ, ứng dụng tìm kiếm…Nắm được các kiến thức về mạng máy tính, máy tính… Tuy nhiên, chương trình và môn học cụ thể sẽ do từng trường quyết định.

2.2 Cơ hội việc làm
Ngành thương mại điện tử đang phát triển mạnh mẽ và tạo ra nhiều cơ hội việc làm đa dạng. Công việc trong lĩnh vực này có thể bao gồm quản lý cửa hàng trực tuyến, phân tích dữ liệu và thị trường, phát triển và quản lý chiến lược tiếp thị kỹ thuật số, quản lý chuỗi cung ứng trực tuyến, và nhiều vị trí khác liên quan đến kinh doanh trực tuyến.
Các công ty thương mại điện tử, doanh nghiệp bán lẻ trực tuyến, cũng như các công ty công nghệ đều đang tìm kiếm nhân tài có kiến thức vững về thương mại điện tử. Ngoài ra, cũng có các cơ hội làm việc tự do và kinh doanh cá nhân thông qua việc kinh doanh trực tuyến.
Như vậy, ngành thương mại điện tử đang mở ra nhiều cơ hội việc làm và có tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong tương lai.
2.3 Nhu cầu nhân lực của ngành thương mại điện tử
Hiệp hội Thương mại Điện tử VECOM vừa công bố báo cáo về trình độ đào tạo Thương mại điện tử tại các trường đại học năm 2022. Với nhu cầu ngày càng cao về nhân lực trong lĩnh vực TMĐT, các trường đại học đang chứng kiến sự gia tăng đáng kể về chương trình đào tạo chuyên ngành này. Trước năm 2016, chỉ có khoảng 23% các trường đại học cung cấp chương trình đào tạo TMĐT. Tuy nhiên, con số này đã tăng lên 49% vào năm 2020 và đặc biệt là gia tăng mạnh từ năm 2021 đến 2022
Tốc độ tăng trưởng của thương mại điện tử (TMĐT) tại Việt Nam đã đạt 30% mỗi năm theo Báo cáo Kinh tế số của Google. Dự kiến đến năm 2025, giá trị của nền kinh tế số Việt Nam sẽ đạt 57 tỷ USD, trong đó TMĐT chiếm 39 tỷ USD. Đến năm 2030, số liệu được dự đoán sẽ tăng lên 220 tỷ USD và 150 tỷ USD tương ứng.
Cũng theo khảo sát tại Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp ngành Thương mại điện tử có việc làm đạt trên 90% tại một số trường đại học, cao đẳng.
3. Tổng kết nên học logistics hay thương mại điện tử
Qua những thông tin trên ta có thể thấy Logistics tập trung vào các hoạt động vận chuyển hàng hóa, trong khi Thương mại điện tử liên quan đến kinh doanh và giao dịch trực tuyến. Cả hai lĩnh vực đều mang lại nhiều cơ hội nghề nghiệp và tiềm năng tăng trưởng. Vì vậy, quyết định của bạn sẽ phụ thuộc vào sở thích, năng lực và mục tiêu nghề nghiệp cá nhân. Hy vọng từ những thông tin trên có thể giúp bạn trả lời được câu hỏi cho riêng mình.
Ngoài ra Trường Đại học mở Hà Nội đang có chương trình đào tạo đại học từ xa ngành Thương mại điện tử. Nếu bạn quan tâm ngành học này hoặc bất kỳ ngành nào khác hãy đăng ký hoặc liên hệ qua số 0907.970.678 để được tư vấn.